Giới thiệu

SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CỦA ĐƠN VỊ.
- Tên đơn vị: Trường trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Miền Tây
- Địa điểm:
Cơ sở 1: Khối Tân Long - Phường Long Sơn - Thị Xã Thái Hòa - Nghệ An
Cơ sở 2: Xã Tây Hiếu – Thị xã Thái Hòa – Nghệ An
ĐT: 02383.881.952 - 0912.363.452; Email: daynghemientay@gmail.com
- Quá trình thành lập: Trường trung cấp KTKT miền tây tiền thân là Trung tâm dạy nghề Nghĩa Đàn. Để tạo điều kiện trong công tác đào tạo nghề và phát triển nguồn nhân lực cho khu vực Phủ Quỳ, ngày 27 tháng 10 năm 1999 UBND tỉnh Nghệ An đã có quyết định số 3617/ QĐUB - TTCB thành lập Trung tâm dạy nghề Phủ Quỳ trực thuộc Sở Lao động – TBXH Nghệ An. Ngày 14 tháng 9 năm 2006 UBND Tỉnh Nghệ An ra quyết định số 3325/QĐ-UBND/VX thành lập trường Trung cấp Nông công nghiệp Phủ quỳ nay là trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật miền Tây trực thuộc Sở Lao động TB&XH Nghệ An.
- Cơ cấu tổ chức: Nhà trường được tổ chức thành:
2 phòng: Phòng Đào tạo – QL HSSV – Tuyển sinh – GTVL và Phòng Hành chính – Tổ chức – Tài vụ.
3 khoa: Khoa Cơ bản; Khoa Hàn – Điện; Khoa Động lực – Nông nghiệp.
Với số lượng cán bộ, giáo viên, công nhân viên chức là 39 người trong đó có 39 cán bộ, giáo viên có trình độ Đại học và sau đại học.

Được sự quan tâm giúp đỡ của tỉnh uỷ, UBND và các cấp các ngành. Đặc biệt là sự chỉ đạo, lãnh đạo trực tiếp sát sao của Sở lao động Thương binh - Xã hội Nghệ An; sự cố gắng nhiệt tình đầy tâm huyết của cán bộ, giáo viên nhà trường; sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo các huyện, xã, đặc biệt là sự phối hợp có hiệu quả của các địa phương có nguyện vọng tạo điều kiện học nghề cho bà con nông dân.
Nhà trường hoạt động với phương châm Đối với thầy “Dạy người – dạy nghề” Đối với trò “Học để lập thân – Lập nghiệp” Nhà trường tuyển sinh đào tạo hàng năm:
+ Sơ cấp nghề: 750 – 950 Học viên: Sơ cấp KT nuôi ong mật; Sơ cấp chăn nuôi thú y; Sơ cấp TT – BVTV; Sơ cấp May & TKTT; Sơ cấp Hàn...
+ Trung cấp nghề: 350 – 450 Học sinh: Trung cấp CN ô tô; Trung cấp Điện công nghiệp; Trung cấp CN Hàn; Trung cấp May & TKTT; Trung cấp Thú Y; Trung cấp TT – BVTV.
Hệ thống đào tạo này được hoàn chỉnh từng bước theo chương trình mục tiêu đào tạo, có tính tiếp nối liên thông ngang theo mô đun của chương trình đào tạo và liên thông dọc theo cấp đào tạo. Nhằm tạo nguồn lao động vừa kịp đáp ứng nhu cầu sản xuất, vừa có điều kiện để người lao động học tập có hệ thống nâng cao từ thấp đến cao. Quá trình đào tạo gắn liền với thực tiễn nhu cầu lao động và đào tạo gắn liền với doanh nghiệp sản xuất.


  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập39
  • Hôm nay6,192
  • Tháng hiện tại19,952
  • Tổng lượt truy cập2,322,895
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây